Vừa qua hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là TPP) được thông qua dự kiến sẽ mang lại cơ hội cho xuất khẩu trong nhiều lĩnh vực quan trọng của Việt Nam, nhưng nó có khả năng tạo ra nhiều thách thức lớn đối với ngành chế biến gỗ cũng như sản xuất và thi công nội thất gỗ, biết vượt qua thách thức thì những giá trị từ ngành gỗ mang lại không hề nhỏ.
Xuất khẩu gỗ có thể đạt 10 tỷ vào năm 2020
Số liệu từ Bộ Công Thương cuối năm 2014 cho biết, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 5 tháng đạt 2,42 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ 2013. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất của Việt Nam, chiếm 66,16% tổng giá trị xuất khẩu – có mức tăng trưởng lần lượt là 25,58%, 16,96% và 28,78% so với cùng kỳ năm 2013
Theo mục tiêu kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014- 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt, đến 2020, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tôn Quyền – Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietfores), khẳng định sẽ vượt qua mục tiêu này. Bởi vì các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc đều rất sáng sủa đối với sản phẩm gỗ Việt Nam; thị trường EU đã vượt qua khủng hoảng
Cơ hội cho ngành gỗ
Ngành gỗ đã đủ sức?
Nhiều doanh nghiệp lâu nay chủ yếu xuất bán hàng cho các đối tác ở dạng bán lẻ, do đó sẽ gặp khó khăn về nguồn hàng không ổn định, giá cả phập phù thường ở mức thấp. Chưa kể, các doanh nghiệp làm ăn chụp giật, sẵn sàng chào giá thấp để giành giật thị trường gây bất lợi cho ngành xuất khẩu đồ gỗ. Doanh nghiệp Việt Nam đủ sức vươn ra thế giới, không hề thua kém các doanh nghiệp nước ngoài. Bằng chứng là hiện nay có một số doanh nghiệp Việt Nam đã thành công khi ký được nhiều hợp đồng lớn trang trí nội thất cho các công trình lớn ở nước ngoài. Thành công đạt được phải chọn thị trường, theo sát nhà thiết kế, chủ đầu tư; ký kết với các công ty sở tại, chọn mặt hàng có thế mạnh và nghiên cứu kỹ về giá cả. Giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn do đối tác đòi hỏi khắt khe không chỉ chất lượng, mẫu mã mà giá cả cũng khá thấp. Các công ty đáp ứng được các yêu cầu từ phía đối tác nên đơn hàng tăng gấp nhiều lần với mức giá hợp lý hơn do đó doanh nghiệp dần có lãi.