Trong thi công nội thất gỗ thì thứ quan trọng nhất chính là gỗ nguyên liệu. Gỗ nguyên liệu có tốt thì đồ gỗ nội thất đóng lên mới đẹp và bền được. Thuật ngữ gỗ sấy được dùng nhiều nhưng không phải loại gỗ nào cũng phải sấy mới tốt. Hãy cùng công ty Mộc Chuẩn chúng tôi điểm qua những loại gỗ nào cần sấy; loại gỗ nào không cần phải sấy trên thị trường hiện nay nhé.
Gỗ sấy áp dụng cho gỗ mềm, gỗ trồng, nhiều nước
Những dòng gỗ có tỷ lệ xơ cao; lượng nước trong cây nhiều cần phải sấy. Thường thấy ở các dòng gỗ mềm như: gỗ sồi; tần bì; cao su; tràm bông vàng, gỗ óc chó, gỗ xoan đào… Khi sấy thì lượng nước bốc hơi cao, giúp gỗ có độ ẩm phù hợp. Điều này tạo tính ổn định cho gỗ khi đóng nội thất; chống lại hiện tượng co ngót khi gặp thời tiết nắng nóng.

Có 1 số người ít biết đó là hầu hết các dòng gỗ nhập khẩu như: gỗ sồi; gỗ tần bì; maple; óc chó… đều là những dòng gỗ trồng ở nước ngoài. Đây là những dòng gỗ mềm; thớ gỗ xơ và ít đanh; độ cứng ở mức độ trung bình và thấp. Chính vì thế, chúng đa số cần phải sấy để giảm thiểu độ ẩm; cũng như tăng độ ổn định. Khi nhắc đến gỗ sấy chúng ta thường nghe tên các loại gỗ này là vì vậy. Chính vì lượng nước tồn dư nhiều; nếu áp dụng phương pháp phơi gỗ phải tốn rất nhiều thời gian – điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ công trình.
Gỗ phơi thường áp dụng cho gỗ cứng, chất gỗ đanh
Trái với gỗ sấy được áp dụng bằng phương áp cho vào lò; thì người ta dùng phương pháp phơi gỗ. Làm giảm độ ẩm của gỗ bằng phương pháp phơi nắng. Phương pháp này chỉ áp dụng với các dòng gỗ cứng; chất gỗ đanh và lượng nước trong cây ít như: gỗ gõ đỏ; gỗ căm xe; gỗ lim; gỗ giáng hương… Với phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp; gỗ khô từ từ nên ít bị xé ván; ít bị mo ván do độ ẩm giảm từ từ. Phương pháp này có nhược điểm là thời gian lâu nên rất ít áp dụng cho các dòng gỗ mềm, nhiều nước.

Với phương pháp phơi gỗ này là phương pháp truyền thống nhất từ xưa đến nay ở các xưởng mộc. Chúng được áp dụng nhiều vì tại Việt Nam hầu như rất chuộng các dòng gỗ cứng; gỗ có giá trị cao. Khách hàng tại Việt Nam hầu như vẫn dành tình cảm rất lớn cho các dòng gỗ cứng; chất đanh như căm xe, gõ, lim…
Lời kết
Dù là gỗ sấy hay gỗ phơi thì đây cũng chỉ là 1 phương pháp giảm độ ẩm cho gỗ nguyên liệu; mỗi cách có 1 ưu điểm và áp dụng cho từng loại gỗ cụ thể. Khi đi đặt hàng nội thất khách hàng nên tìm hiểu kỹ; tránh bị các đơn vị nội thất quảng cáo lên tận mây xanh. Cũng như am hiểu chính xác loại gỗ nào cần sấy; loại gỗ nào cần phơi để lên kế hoạch đi đặt nội thất cho mình. Tránh bị động và nước đến chân mới nhảy.