Trong trang trí nội thất gỗ hiện nay, ván phủ veneer rất được ưa chuộng để đóng đồ nội thất và được các đơn vị tư vấn thiết kế khai thác triệt để công năng của chúng. Tuy nhiên, trong vai trò khách hàng đôi khi lại có sự nhầm lẫn không hề nhẹ giữa các loại ván được phủ veneer do thiếu kiến thức hay có thể do chính các đơn vị tư vấn thiết kế tư vấn không đầy đủ hoặc cố tình tư vấn thiếu đi 1 phần nào đó về loại ván này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ về 1 loại vật liệu mới được xem là truyền nhân để thay thế khi mà gỗ tự nhiên càng hiếm dần qua bài sau:
Veneer – ván lạng là gì?
Đầu tiên veneer còn có 1 tên gọi địa phương khác – đó chính là ván lạng. Cấu tạo của veneer là thuật ngữ chỉ tấm gỗ gồm 2 lớp chính. Lớp bên ngoài cùng là lớp gỗ được xẻ (nhiều nơi dùng thuật ngữ: lạng) rất mỏng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm (chưa đến 1mm nữa), độ rộng mặt thì tuỳ theo đường kính cây gỗ được xẻ. Trung bình có mặt rộng từ 200 – 500mm.

Có bao nhiêu loại veneer
Đây có thể là câu hỏi đáng quan tâm nhất trong chủ đề này sau khi chúng ta đã biết gỗ veneer là gì, bởi vì nhân tố bên trong mới chính là thứ cần quan tâm nhất nếu chúng đã đang quyết định dòng ván này sẽ là nguyên vật liệu cho toàn bộ nội thất gia đình mình cần đóng.
Veneer có thể phủ lên ván MDF hoặc HDF
Tại sao chúng tôi xếp chung MDF và HDF chung 1 mục, có lý do cả vì chúng là dòng ván 100% là công nghiệp. Dòng ván này chúng tôi tư vấn khá kỹ trong các bài viết trước đây. Có thể nói, không loại ván nào đa năng bằng MDF và HDF, chúng làm nền rất tốt để sơn, để dán laminate, phủ acrylic và dán veneer.

Về giá thành thì MDF veneer và HDF veneer có giá thành rẻ nhất trong các loại ván được phủ veneer hiện nay. Chúng được sử dụng rộng rãi để đóng các hệ tủ áo, kệ sách, kệ tivi, các loại lam hộp trang trí…
Veneer có thể phủ trên gỗ ghép
Cao cấp hơn 1 chút cho những ai yêu thích cái gì tự nhiên nhất nhưng cần phải giảm giá thành gói nội thất thì dòng ván ghỗ ghép được phủ veneer là 1 sự lựa chọn có vẻ là tối ưu nhất. Gỗ ghép có thể được ghép theo dạng chồng lên nhau thường gọi là tấm plywood hoặc ghép theo cạnh ngang. Trong đó, ghép theo cạnh của từng miếng gỗ phổ biến nhất.

Gỗ ghép có thể là cao su, tràm, các loại gỗ khác có thể tận dụng được qua quá trình luộc, sấy, bả bột…gia công thành tấm trên dây chuyền máy chế biến gỗ chuyên biệt. Chất lượng gỗ ghép phủ veneer cũng khá cao, chỉ xếp sau gỗ tự nhiên.
Ứng dụng của gỗ veneer trong thực tế
Ngày nay, dòng ván này được người tiêu dùng yêu thích để đóng nội thất như tủ quần áo, chúng có thể đóng giường ngủ đi kèm tap đầu giường, đóng bàn ghế trang điểm, đóng lam trang trí, cắt vách CNC, vách trang trí, tủ bếp, kệ tivi, tủ rượu… Có thể nói ứng dụng của chúng rộng và nhiều hơn dòng ván MDF hoặc HDF.
Veneer được ứng dụng rộng rãi nhất vẫn là cửa gỗ veneer. Chúng tôi giới thiệu khá cặn kẽ trong 1 bài viết tư vấn về cửa gỗ veneer trước đây. Tạm hiểu nhanh và dân giã nhất thì chúng là 1 loại ván rất mỏng từ 1 – 3mm nạo ra từ cây gỗ tự nhiên mong muốn nào đó, sau đó được dán lên 1 mặt phẳng có 1 tấm ván thô tạo thành tấm gỗ veneer hoàn chỉnh.
Xem lại bài: Cửa gỗ veneer
Kết luận
Với sự cạn kiệt dần về nguồn nguyên liệu cũng như các chính sách cấm khai thác gỗ tự nhiên thì gỗ trồng hoặc các vật liệu thay thế như gỗ veneer ngày càng được ưa chuộng trong thị hiếu của người tiêu dùng vừa giải quyết được bài toán giá thành vừa giải quyết được niềm đam mê sở hữu nét thẩm mỹ gỗ tự nhiên trong nhà. Tùy vào quan điểm thẩm mỹ cũng như nhu cầu tài chính mà bạn nên chọn là sử dụng nền ván mdf, hdf hay gỗ ghép sau khi các bạn đã nghiên cứu kỹ bài viết tư vấn của chúng tôi.